Dịch Covid-19, người lao động vội rút BHXH một lần

Nhân Võ BC
Nhân Võ BC
Bình luận: 0Lượt xem: 392

Nhân Võ BC

Binh nhì
Thành Viên Mới
Thất nghiệp bởi dịch Covid-19, người lao động, đặc biệt là công nhân tại các KCN phải chọn phương án rút BHXH một lần để chi tiêu. Phương án này đem lại cái lợi trước mắt nhưng rất nhiều thiệt hại về lâu dài, khi người lao động phải…tiêu ‘của để dành’.

Rút báo hiểm xã hội một lần vì…hết tiền


Chị Trần Bích (32 tuổi, công nhân tại Long An) cho biết do ảnh hưởng của dịch Covid-19, công ty cắt giảm công nhân ở 1 số dây chuyên sản xuất. Chị cũng thuộc diện cắt giảm của công ty. Chị Bích lại vừa vay vốn một khoản tiền để sang sửa nhà cửa, nên khi mất việc, cuộc sống của chị và gia đình vô cùng khó khăn.

Rút không được bao nhiêu nhưng phải rút vì kẹt quá rồi” – Chị Bích cho biết.

Đồng cảnh ngộ với chị, từ đầu tháng đến nay, tỉ lệ người đến rút BHXH một lần tại các địa phương có nhiều KCN, CCN như Bình Dương, Đồng Nai, Long An và TPHCM đã tăng đột biến. Theo thống kê, trong năm 2020, tỷ lệ hưởng BHXH một lần tăng do đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp phá sản, NLĐ bị mất việc làm nhiều, cơ hội tìm việc làm ngày càng khó khăn.

Hình 1.jpg

Hình: Công nhân đang lầm vào cảnh khó khăn bởi dịch Covid-19. Ảnh Trí Nhân

Còn từ đầu năm 2021 đến nay, đã có hơn 226 nghìn lao động rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần (tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2020). Con số từ năm 2014 đến này là 3,7 triệu người. Bình quân mỗi năm, có khoảng 600 nghìn người hưởng BHXH một lần và rời khỏi hệ thống BHXH.

Nhìn chung, một bộ phận người lao động lựa chọn hưởng (BHXH) một lần có thể ảnh hưởng trực tiếp đến đến quyền lợi trước mắt và lâu dài của NLĐ.

Vì đâu nên nỗi?

Có hai nguyên nhân chính dẫn đến việc rút BHXH một lần. Đầu tiên là do đại dịch COVID-19 diễn ra và kéo dài từ đầu năm 2020 đến nay. Do ảnh hưởng của dịch nên không ít người lao động không duy trì được việc làm. Vì không có việc làm nên người ta cũng phải chấm dứt quan hệ đóng và nộp BHXH.

Thứ hai, đa phần người thanh toán BHXH một lần dưới 40 tuổi chiếm tỷ lệ lớn, là những lao động trẻ nên chưa nhận thức đầy đủ lợi ích lâu dài của việc tham gia BHXH mang lại khi hết tuổi lao động được nghỉ hưu

Thứ ba, nhiều công nhân lao động cho rằng, nếu họ có gắn với doanh nghiệp, họ cũng không có tương lai. Đầu tiên là tương lai việc làm, thứ hai là tương lai về BHXH. Họ khó có thể theo đến vài chục năm nữa để được hưởng lương hưu. Tâm lý như thế nên họ lĩnh BHXH một lần.

Anh Phạm Văn Giàu (39 tuổi, công nhân tại TPHCM) cho biết: “Đến tuổi, công ty cũng cắt giảm nhiều nhân sự. Không có công việc thì chỉ có cách rút BHXH thôi”.

Nhiều chuyên gia cho rằng, khi người lao động nhận BHXH một lần thì cuộc sống sẽ rất khó khăn. Số tiền nhận BHXH một lần thường không nhiều, nếu như không biết cách chi tiêu sẽ dễ sử dụng vào việc khác.

Ngoài ra, khi nhận BHXH một lần, người lao động còn mất đi lương hưu, không có bảo hiểm y tế. Đây chính là “tài sản để dành” cho tương lai của người lao động. Trước mắt có thể dư dả nhưng lại đánh đổi cả quãng đời còn lại khi mất hết khả năng lao động thì thật không đáng! Vô hình trung, sẽ tạo áp lực không nhỏ cho an sinh xã hội.

Nếu không may bị bệnh, không có thẻ BHYT, họ còn phải đối mặt với nguy cơ không chi trả nổi chi phí khám, chữa bệnh chỉ sau một lần mắc bệnh và nằm viện thời gian dài. Cũng kể từ đó phải đối mặt với tình trạng nghèo đói, kiệt quệ, trở thành gánh nặng đối với gia đình và xã hội…” - BHXH Việt Nam từng phân tích.

Hình 2.jpg

Hình: Công nhân tại địa bàn huyện Đức Hòa, tỉnh Long An nhận phiếu quà tặng một chương trình thiện nguyện. Ảnh: Trí Nhân
Không vội rút BHXH một lần

Trong thời điểm này, nếu không may bị thất nghiệp, lời khuyên đưa ra là người lao động nên đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp học nghề; đăng ký nhận chế độ hỗ trợ từ gói an sinh của Chính phủ.

Trong đó, chính sách trợ cấp thất nghiệp giúp người lao động được hưởng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp, tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở hoặc 5 lần mức lương tối thiểu vùng. Khi hưởng trợ cấp thất nghiệp, NLĐ được hưởng chế độ BHYT theo quy định để khám, chữa bệnh BHYT khi không may ốm đau. NLĐ được hỗ trợ học nghề (tối đa 1 triệu đồng/người/tháng), tư vấn và giới thiệu việc làm miễn phí. NLĐ được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề…

Hình 3.jpg

Hình: Sổ Bảo hiểm xã hội

Anh Bùi Ngọc Lợi – HR Manager của công ty TNHH Giải pháp số Xanh cho biết: “Người lao động nên cân nhắc vì BHXH, BHYT là những phao cứu sinh cần thiết cho tương lai về sau. Hãy nghĩ đến cả lợi ích trước mắt và lâu dài, tự đảm bảo an sinh xã hội cho bản thân, nhất là khi hết tuổi lao động

Để giảm việc hưởng BHXH một lần, ngoài việc tạo việc làm và đảm bảo đời sống cho người lao động, chính sách BHXH cũng phải tăng lợi ích và tăng sự hấp dẫn, ví dụ như giảm điều kiện về thời gian đóng góp tối thiểu từ 20 năm xuống 15 năm và tiến tới 10 năm.

Đồng thời, cần tăng cường sự hợp tác với trung tâm giới thiệu việc làm kết nối việc làm cho người lao động, sớm đưa người thất nghiệp trở lại thị trường lao động, khuyến khích doanh nghiệp tăng cường sử dụng lao động có tuổi đời cao để người lao động không bị thiệt thòi!

Trí Nhân
 
Top