Sáng 7/10, đông đảo khách mời là thành viên cộng đồng OFFB và những người dùng ứng dụng GSPEED đã có mặt tại sự kiện "Giao lưu cộng đồng OFFB - GSPEED: Làm chủ tốc độ giới hạn!" do Công ty TNHH ICAR Việt Nam phối hợp với The Farm và nhóm MXH OFFB tổ chức.
Trong buổi giao lưu, các khách mời vô cùng hào hứng khi được nghe các diễn giả chuyên gia là những "tay lái" có tiếng trong cộng đồng xe như anh Nguyễn Quốc Bình, admin cộng đồng MXH OFFB; anh Lê Mạnh Linh, admin kênh Mê Xe; TGĐ ICAR Trần Quốc Thắng, anh Trịnh Lê Hùng, admin trang Autodaily… chia sẻ kinh nghiệm về việc làm chủ tốc độ giới hạn khi lưu thông trên các cung đường của bản thân.
Chia sẻ trong chương trình, anh Nguyễn Quốc Bình cho rằng, trong một cuộc hành trình, điều quan trọng nhất là chúng ta đi được về đến đích an toàn. Việc kiểm soát tốc độ giới hạn khi lưu thông trên các tuyến đường xuyên Việt rất khó, khi phải theo dõi sát sao các biển cảnh báo tốc độ, ảnh hưởng đến việc tập trung lái xe, không biết khi nào biển cảnh báo xuất hiện, cũng như không thể nhớ hết được bảng, biển báo. Nhiều xe, phương tiện khác di chuyển trên đường cũng gây ảnh hưởng đến tầm nhìn, quan sát các biển cảnh báo tốc độ của tài xế.
Để làm chủ tốc độ giới hạn, theo anh Bình, cách đơn giản nhất là duy trì tốc độ vừa phải ở mức 80kmh để có thể vừa giúp tiết kiệm xăng, vừa chủ động linh hoạt và đảm bảo an toàn. Đặc biệt, rất cần các thiết bị công nghệ hỗ trợ cho việc kiểm soát tốc độ khi di chuyển trên những cung đường dài mà người lái xe lần đầu đi qua hoặc rất lâu mới quay trở lại khám phá.
Lê Mạnh Linh, một reviewer trẻ tuổi của kênh Mê Xe chia sẻ, đã có kinh nghiệm “thấm thía” từ chính bản thân trong việc làm chủ tốc độ giới hạn. Sau lần vi phạm và bị xử phạt vì vi phạm tốc độ, anh Linh bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến việc nhận diện và xử lý tốc độ khi di chuyển trên các cung đường, đặc biệt là các giải pháp công nghệ.
Anh Trịnh Lê Hùng, admin Autodaily, là người nhiều lần đi ô tô xuyên Việt, chia sẻ kinh nghiệm làm chủ tốc độ giới hạn của bản thân, cho hay, từ năm 2019 trở lại đây, anh Hùng bắt đầu tiếp cận các công nghệ cảnh báo tốc độ và thực sự ấn tượng. Hiện anh đều sử dụng các công nghệ cảnh báo tốc độ như của GSpeed, Vietmap... cho xe của mình và an tâm khi di chuyển trên các cung đường khó nhận diện cảnh báo tốc độ.
Có thể thấy, trên các cung đường Việt Nam, còn tồn tại nhiều bất cập trong việc cảnh báo tốc độ như tại một số tuyến đường cao tốc có rất nhiều loại biển báo, kích thước to nhỏ, cao thấp khác nhau, không theo bất kỳ quy chuẩn nào, khoảng cách cắm biển cảnh báo tốc độ cho phép cũng chưa phù hợp để lái xe kịp điều chỉnh tốc độ theo quy định. Các biển báo cắm khuất tầm nhìn, biển báo chữ quá nhỏ, gây khó hiểu, san sát nhau, cái nọ che cái kia, bị cột điện, cây cối che khuất tầm nhìn...
Trước thực trạng bất cập trong việc nhận diện biển cảnh báo tốc độ, chương trình đã giới thiệu đến các khách mời một giải pháp công nghệ hiệu quả trong việc xử lý, làm chủ tốc độ giới hạn, về công nghệ cảnh báo tốc độ giới hạn GSpeed của ICAR Việt Nam.
Chia sẻ về Gspeed, TGĐ ICAR Trần Quốc Thắng cho biết việc phát triển công nghệ cảnh báo tốc độ giới hạn GSpeed nằm trong tâm niệm của của ICAR về một cộng đồng lái xe ở Việt Nam không vướng các vi phạm về tốc độ giới hạn.
Công nghệ cảnh báo tốc độ giới hạn GSpeed của ICAR Việt Nam, nổi bật với 2 tính năng Cảnh báo tốc độ giới hạn theo thời gian thực và Cảnh báo tốc độ giới hạn phía trước bằng hình ảnh và giọng nói, sử dụng kết hợp với Google Maps và nhiều ứng dụng khác nhau trênmàn hình Android, Android box.
Cũng trong buổi hội thào, công ty ICAR đã trao các phần quà để vinh danh những người sử dụng app GSPEED có đóng góp tích cực nhất bổ sung cho các địa điểm và lộ trình giao thông, giúp người sử dụng ngày càng có được các bản cập nhật chi tiết và chính xác hơn.
Để hoàn thiện và cập nhật độ chính xác trong cảnh báo của Gspeed, ICAR phát triển tính năng đóng góp bởi người dùng. Việc đóng góp của người dùng được ghi nhận thông qua hệ thống bằng việc tính điểm trong tài khoản ICAR. Với mỗi đóng góp được phê duyệt, người dùng sẽ được cộng điểm trong tài khoản của ICAR và có thể sử dụng điểm thưởng này để đổi các Lisence phần mềm (bao gồm cả GSpeed) hoặc sản phẩm trong hệ sinh thái của ICAR.
Trong buổi giao lưu, các khách mời vô cùng hào hứng khi được nghe các diễn giả chuyên gia là những "tay lái" có tiếng trong cộng đồng xe như anh Nguyễn Quốc Bình, admin cộng đồng MXH OFFB; anh Lê Mạnh Linh, admin kênh Mê Xe; TGĐ ICAR Trần Quốc Thắng, anh Trịnh Lê Hùng, admin trang Autodaily… chia sẻ kinh nghiệm về việc làm chủ tốc độ giới hạn khi lưu thông trên các cung đường của bản thân.
Chia sẻ trong chương trình, anh Nguyễn Quốc Bình cho rằng, trong một cuộc hành trình, điều quan trọng nhất là chúng ta đi được về đến đích an toàn. Việc kiểm soát tốc độ giới hạn khi lưu thông trên các tuyến đường xuyên Việt rất khó, khi phải theo dõi sát sao các biển cảnh báo tốc độ, ảnh hưởng đến việc tập trung lái xe, không biết khi nào biển cảnh báo xuất hiện, cũng như không thể nhớ hết được bảng, biển báo. Nhiều xe, phương tiện khác di chuyển trên đường cũng gây ảnh hưởng đến tầm nhìn, quan sát các biển cảnh báo tốc độ của tài xế.
Để làm chủ tốc độ giới hạn, theo anh Bình, cách đơn giản nhất là duy trì tốc độ vừa phải ở mức 80kmh để có thể vừa giúp tiết kiệm xăng, vừa chủ động linh hoạt và đảm bảo an toàn. Đặc biệt, rất cần các thiết bị công nghệ hỗ trợ cho việc kiểm soát tốc độ khi di chuyển trên những cung đường dài mà người lái xe lần đầu đi qua hoặc rất lâu mới quay trở lại khám phá.
Lê Mạnh Linh, một reviewer trẻ tuổi của kênh Mê Xe chia sẻ, đã có kinh nghiệm “thấm thía” từ chính bản thân trong việc làm chủ tốc độ giới hạn. Sau lần vi phạm và bị xử phạt vì vi phạm tốc độ, anh Linh bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến việc nhận diện và xử lý tốc độ khi di chuyển trên các cung đường, đặc biệt là các giải pháp công nghệ.
Anh Trịnh Lê Hùng, admin Autodaily, là người nhiều lần đi ô tô xuyên Việt, chia sẻ kinh nghiệm làm chủ tốc độ giới hạn của bản thân, cho hay, từ năm 2019 trở lại đây, anh Hùng bắt đầu tiếp cận các công nghệ cảnh báo tốc độ và thực sự ấn tượng. Hiện anh đều sử dụng các công nghệ cảnh báo tốc độ như của GSpeed, Vietmap... cho xe của mình và an tâm khi di chuyển trên các cung đường khó nhận diện cảnh báo tốc độ.
Có thể thấy, trên các cung đường Việt Nam, còn tồn tại nhiều bất cập trong việc cảnh báo tốc độ như tại một số tuyến đường cao tốc có rất nhiều loại biển báo, kích thước to nhỏ, cao thấp khác nhau, không theo bất kỳ quy chuẩn nào, khoảng cách cắm biển cảnh báo tốc độ cho phép cũng chưa phù hợp để lái xe kịp điều chỉnh tốc độ theo quy định. Các biển báo cắm khuất tầm nhìn, biển báo chữ quá nhỏ, gây khó hiểu, san sát nhau, cái nọ che cái kia, bị cột điện, cây cối che khuất tầm nhìn...
Trước thực trạng bất cập trong việc nhận diện biển cảnh báo tốc độ, chương trình đã giới thiệu đến các khách mời một giải pháp công nghệ hiệu quả trong việc xử lý, làm chủ tốc độ giới hạn, về công nghệ cảnh báo tốc độ giới hạn GSpeed của ICAR Việt Nam.
Chia sẻ về Gspeed, TGĐ ICAR Trần Quốc Thắng cho biết việc phát triển công nghệ cảnh báo tốc độ giới hạn GSpeed nằm trong tâm niệm của của ICAR về một cộng đồng lái xe ở Việt Nam không vướng các vi phạm về tốc độ giới hạn.
Công nghệ cảnh báo tốc độ giới hạn GSpeed của ICAR Việt Nam, nổi bật với 2 tính năng Cảnh báo tốc độ giới hạn theo thời gian thực và Cảnh báo tốc độ giới hạn phía trước bằng hình ảnh và giọng nói, sử dụng kết hợp với Google Maps và nhiều ứng dụng khác nhau trênmàn hình Android, Android box.
Cũng trong buổi hội thào, công ty ICAR đã trao các phần quà để vinh danh những người sử dụng app GSPEED có đóng góp tích cực nhất bổ sung cho các địa điểm và lộ trình giao thông, giúp người sử dụng ngày càng có được các bản cập nhật chi tiết và chính xác hơn.
Để hoàn thiện và cập nhật độ chính xác trong cảnh báo của Gspeed, ICAR phát triển tính năng đóng góp bởi người dùng. Việc đóng góp của người dùng được ghi nhận thông qua hệ thống bằng việc tính điểm trong tài khoản ICAR. Với mỗi đóng góp được phê duyệt, người dùng sẽ được cộng điểm trong tài khoản của ICAR và có thể sử dụng điểm thưởng này để đổi các Lisence phần mềm (bao gồm cả GSpeed) hoặc sản phẩm trong hệ sinh thái của ICAR.
Chủ đề tương tự
- Thread starter Độc Hành
- Thread starter ThienMinh
- Thread starter PR Việt Nam
- Thread starter PR Việt Nam