Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư về hoạt động Thừa phát lại

Thiên Bình
Thiên Bình
Bình luận: 0Lượt xem: 586

Thiên Bình

Trung sĩ
Thành Viên
Thừa phát lại được hiểu là người được Bộ Tư pháp bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại và pháp luật có liên quan.

1(1138).jpg

Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Thừa phát lại, trong đó nổi bật là nội dung lập vi bằng, văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác…

Trao đổi, một cán bộ Phòng Bổ trợ tư pháp thuộc Sở Tư pháp TP. Hồ Chí Minh cho biết, tính đến nay, TP. Hồ Chí Minh có 11 Văn phòng Thừa phát lại, bao gồm: Văn phòng Thừa phát lại Quận 1, Văn phòng Thừa phát lại Quận 5, Văn phòng Thừa phát lại Quận 8, Văn phòng Thừa phát lại Quận 10, Văn phòng Thừa phát lại TP. HCM, Văn phòng Thừa phát lại Việt Nam, Văn phòng Thừa phát lại Bình Tân, Văn phòng Thừa phát lại Gò Vấp, Văn phòng Thừa phát lại Sài Gòn, Văn phòng Thừa phát lại huyện Bình Chánh và Văn phòng Thừa phát lại huyện Hóc Môn.

Luật gia Nguyễn Văn Khôi (Trung tâm Trợ giúp pháp lý phía Nam tại TP.HCM Trung Ương Hội Luật Gia Việt Nam), nhận định: “Công việc của cơ quan Thừa phát lại ở TP. HCM hiện nay với hai chức năng nổi trội là lập vi bằng và thi hành án dân sự. Vi bằng được sử dụng như một văn bản để lưu trữ và sử dụng khi cần thiết, có giá trị vô thời hạn. Vi bằng cũng có thể được sử dụng làm chứng cứ trước tòa mà không phải chứng minh…”.

Điều này cũng giúp người dân dễ dàng tiếp cận, yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng làm chứng cứ cho các vụ tranh chấp, kiện tụng,… liên quan đến việc nhân phẩm, danh dự bị xúc phạm, bị đe dọa giết người,… Từ việc lập vi bằng, các văn phòng thừa phát lại đã góp phần hỗ trợ tích cực cho cá nhân, tổ chức xác lập chứng cớ, hạn chế tranh chấp, rủi ro về pháp lý qua các giao dịch dân sự, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người dân.

2(723).jpg

Thông tư số 05/2020/TT-BTP do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ký ban hành.
Cũng với nhận định trên, luật sư Lê Quốc Sơn (Đoàn Luật sư TP. HCM) cho biết: “Theo tôi, bên cạnh đó, Thừa phát lại có thể xem như một nghề luật tương tự Luật sư, Kiểm sát viên, Công chứng viên,… Bởi vì căn cứ Điều 7 Thông tư liên tịch 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC- VKSNDTC- BTC đã quy định rõ: "Vi bằng do thừa phát lại lập là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật"…

Do đó, thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan. Tài liệu này có giá trị chứng cứ trước Tòa án nếu các bên có phát sinh tranh chấp liên quan đến sự kiện, hành vi lập vi bằng…”.

Q.jpg

Người dân làm việc tại Thừa phát lại.
Ngày 28/8/2020, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ký ban hành Thông tư số 05/2020/TT-BTP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 /01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, trong đó có quy định về đào tạo, bồi dưỡng nghề Thừa phát lại; bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm; tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại; trang phục Thừa phát lại; đăng ký vi bằng và cơ sở dữ liệu về vi bằng; kiểm tra tổ chức và hoạt động Thừa phát lại; chế độ báo cáo, sổ sách, biểu mẫu trong tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại./.

Nguồn: Sao Pháp luật
 
Top